Cà Mau: Gặp khó khi chuyển đổi nghề cho ngư dân

Hàng chục ngàn phương tiện khai thác thủy sản ngày đêm ra khơi khai thác thủy sản gần bờ. Họ bắt bất cứ thứ gì dính phải lưới rê, bát quái… Những kiểu đánh bắt hủy diệt này đã được cảnh báo từ lâu, nhưng xem ra để giải quyết không phải dễ.

Đánh bắt cá
Dùng xuồng gắn máy đánh bắt thủy sản gần bờ tại Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)

Mưu sinh ven biển

Gia đình ông Thời, ở Thành phố Bạc Liêu, ngày nào cũng ra biển đánh bắt thủy sản. Phương tiện là những chiếc xuồng gắn máy, không có định vị gì. Lưới đánh cá là những dụng cụ bắt cá thông thường.

Quê tận huyện Đông Hải, làm ăn thất bại về đây bám biển để mưu sinh, ông Thời ngậm ngùi chia sẻ: “Biết đánh bắt cá tôm vậy là không phải, nhưng gia đình khó khăn biết làm gì đây, đành ra biển tìm được con gì ăn con đó”.

Không riêng gì ông Thời, mà tại vùng biển Bạc Liêu có trên 800 người dân hàng ngày ngụp lặn miền ven biển để mưu sinh.

Tại Cà Mau con số này gấp 3 lần bởi họ sống ven biển, ngoài đê bao. Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định: “Những người dân đánh bắt thủy sản bằng phương tiện nhỏ, dưới 30CV thuộc địa phương quản lý. Họ thuộc diện phải chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, thống kê của các địa phương ven biển, có đến trên 4.000 người mưu sinh bằng nghề này”.

Theo ông Nam, những người đánh bắt gần bờ hầu hết là khó khăn. Mỗi khi có bão, công tác kêu gọi vào bờ, nắm bắt phương tiện vô cùng khó khăn vì phần lớn họ không đăng ký khai thác thủy sản.

Chuyển đổi nghề, chuyện không dễ

Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, song việc chuyển đổi nghề, sắp xếp tái định cư thời gian qua bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Sau 2 năm kể từ khi có được nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi từ te sang lưới rê, gia đình anh Nguyễn Văn Đấu (ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) có nhiều đổi khác. Anh Đấu cho biết, giờ đây mỗi chuyến biển (sáng đi chiều về) anh thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trước, cuộc sống gia đình dần ổn định.

Anh Đấu là một trong những hộ được chọn tham gia mô hình lưới rê thí điểm tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời và xã Khánh Hội, huyện U Minh năm 2018. Theo đánh giá của bà con ngư dân, hiệu quả mô hình mang lại khá tốt.

Một mô hình chuyển đổi ngành nghề khác được thí điểm trước đó tại xã Tân Hải, huyện Phú Tân (Cà Mau) cũng được ngư dân đánh giá khá hiệu quả là lưới rê. Theo đó, ngư dân sử dụng kích thước mắt lưới 80mm, đối tượng khai thác chính là ghẹ và các loại cá khác. Qua triển khai hơn 1 năm cho thấy, đây là mô hình khá hiệu quả khi doanh thu trung bình mỗi chuyến biển (sáng đi chiều về) từ 2,5 triệu đồng.

Từ những hiệu quả trên, hiện nay nhiều hộ dân đang có nhu cầu được hỗ trợ vốn để chuyển đổi ngành nghề. Ông Trần Văn Hạnh (ấp Rạch Tàu, xã Đất Mũi) kiến nghị, đa phần bà con ven biển rất khó khăn, không đủ khả năng tự chuyển đổi dù rất muốn.

Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi Trương Văn Xệ, nguồn kinh phí hàng năm toàn xã chỉ khoảng vài trăm triệu đồng. Số tiền này so với nhu cầu của ngư dân hiện nay thì không thấm vào đâu. Do đó, xã chỉ ưu tiên xem xét những hộ đủ tiêu chuẩn là có mô hình sản xuất cụ thể để hỗ trợ.

Không chỉ có chuyển đổi nghề cho ngư dân mà công tác tái định canh, định cư đã được triển khai nhiều nơi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 8 dự án bố trí ổn định dân di cư tự do. Khi hoàn thành, các dự án này sẽ bố trí được khoảng 3.583 hộ. Trong đó có 2.081 hộ dân di cư tự do, còn lại là hộ vùng thiên tai.

Mới đây, trong chuyến kiểm tra tiến độ các dự án hộ đê biển Tây trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, Chủ tịch UBND tỉnh  Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có ý kiến chỉ đạo kiên quyết về triển khai thực hiện dự án tái định cư khu vực vàm Đá Bạc: Đối với công tác tái định cư, khi giao nền cho dân phải tiến hành thật công khai, minh bạch theo hình thức bắt số và ưu tiên những hộ chấp hành tốt chủ trương. Khu tái định cư làm theo hình thức cuốn chiếu, làm tới đâu giao nền cho dân tới đó để người dân ổn định cuộc sống càng sớm càng tốt.

Cà Mau
Đăng ngày 01/07/2020
Nhật Hồ
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025
• 04:01 15/05/2025
• 04:01 15/05/2025
• 04:01 15/05/2025
• 04:01 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:01 15/05/2025
Some text some message..