Cá hoa - Loài cá quý như vàng dưới chân núi Hoàng Liên

Trong những chuyến công tác ở huyện Sa Pa, chúng tôi được nghe người dân kể về một loài cá lạ. Theo lời kể, loài cá này chỉ sống dọc những con suối chảy ra từ dãy núi Hoàng Liên. Đó là loài cá hoa với những hoa văn đặc biệt, thịt thơm ngon, được người dân nơi đây quý như vàng. Có thể do đánh bắt quá mức và phát triển thủy điện ồ ạt, nên loài cá này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.

Cá hoa - Loài cá quý như vàng dưới chân núi Hoàng Liên
Cá hoa được ông Trần Văn Thơm, xã Nậm Sài nuôi để bảo tồn và phát triển kinh tế.

Theo dấu loài cá quý

5 giờ, ngoài trời còn tờ mờ, nhóm “cần thủ” đã đánh thức chúng tôi dậy để chuẩn bị đồ câu. Mặc dù trời mưa nhỏ nhưng vẫn không ngăn được quyết tâm đi tìm loài cá hoa bí ẩn.


Các cần thủ săn loài cá quý như vàng trên suối La Ve.

Cả nhóm không ăn sáng mà đi tới hồ dưới thác La Ve ngay, bởi theo các “cần thủ”, hồ dưới chân thác La Ve là nơi cuối cùng có hy vọng săn được cá hoa quý như vàng trong ngày thường và phải đi sớm vì nắng lên là cá hoa không cắn câu.

Thác La Ve không cao nhưng khá hiểm trở, dòng nước chảy qua nhiều tầng đá, đổ xuống thành hồ nước lớn, trong vắt, sâu cả chục mét. Theo “cần thủ” Vàng A Yêm, hồ nước dưới chân thác La Ve có nhiều cá hoa, thậm chí có một chú cá hoa nặng khoảng 8 kg, nhiều cần thủ gẫy cần và đứt dây cước mà vẫn chưa thể lôi được cá lên bờ.

Sau khi dừng chân bên hồ nước, nhóm cần thủ nhanh chóng buông hơn chục lưỡi câu, tìm chỗ trú mưa và chờ đợi. Gần một giờ, con cá đầu tiên đã mắc câu, bằng kinh nghiệm, Lý A Sẩu quả quyết: “Trúng cá hoa rồi!”. Cả nhóm ai cũng hào hứng vì “chiến tích” thu được sau 2 ngày vất vả.

Con cá hoa nặng gần 1 kg được cẩn thận đưa lên bờ, tận mắt nhìn mới thấy, hiếm có loài cá nước ngọt nào đẹp như cá hoa, lưng cá màu xanh đen, bụng trắng, dọc hai bên sườn là hai vệt vảy thẳng màu đen và vàng. Dưới ánh nắng sớm, vảy cá ánh lên nhiều màu lấp lánh. “Cần thủ” Đào A Vinh nói: Có thể loài cá này được gọi là cá hoa vì có màu sắc vây, vảy đẹp như hoa văn.

Cả buổi sáng, nhóm của chúng tôi chỉ câu được một con cá hoa. Cuối cùng, con cá được một cần thủ trong nhóm mang về thả trong ao nhà để nuôi làm giống bởi không ai muốn thưởng thức loài cá đang có nguy cơ biến mất này.

Mặc dù đã tận tay cầm con cá hoa, nhưng chừng đó là chưa đủ thỏa mãn sự tò mò của chúng tôi về loài cá đẹp, lạ này. Qua tìm hiểu thông tin trên nhiều sách, báo và mạng internet, chúng tôi chưa hề bắt gặp một tài liệu nào nhắc về loài cá hoa sống tại các con suối bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn.

Cần được bảo tồn và phát triển

Đem những thắc mắc về loài cá hoa đến gặp Thạc sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng trại Thủy sản Quang Kim (Bát Xát), chúng tôi có một vài thông tin quý giá về loài cá này. Thạc sỹ Dũng cho biết: Tài liệu duy nhất có đề cập thông tin về cá hoa là cuốn sách Phân loại học thủy sản, do Giáo sư Mai Đình Yên biên soạn.

Được biết, cá hoa thuộc họ cá chép, phân bố ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Ở Lào Cai, cá thường sống ở những dòng suối thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát. Có thể coi đây là loài cá bản địa của Lào Cai. Hiện nay, ở Sa Pa đã có một số hộ thử nghiệm nuôi cá hoa để phát triển kinh tế.


2 con cá được ông Đào A Son, xã Bản Hồ nuôi nhiều năm trong ao nhà.

Theo lời giới thiệu của Thạc sỹ Dũng, chúng tôi tìm gặp ông Trần Văn Thơm, xã Nậm Sài (Sa Pa), người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá hoa. Căn nhà nhỏ của ông Thơm nằm cách UBND xã Nậm Sài không xa, trước cửa nhà là bể nước chừng 30 m3 được ông xây để nuôi cá hoa.

Ông Thơm tâm sự: Suối Nậm Sài trước đây có rất nhiều cá hoa, có con nặng chục kg. Năm 2012, thấy cá hoa lớn ở suối ngày càng khan hiếm, nên tôi đầu tư xây bể, bắt cá con từ suối về để nuôi, thuần dưỡng. Cứ nghe thấy ở đâu người ta bắt được cá hoa là tôi tìm đến mua về thả vào bể.

Lứa đầu tiên do ông Thơm không có kinh nghiệm nuôi nên bị chết gần 500 con cá bằng đầu đũa ăn cơm. Dần dần, đàn cá ngày càng đông, có lúc ông Thơm có 1.500 con cá hoa lớn nhỏ, con to nhất hiện đã được hơn 1 kg. Đây là loại cá ăn tạp, rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước sạch là có thể nuôi được.

Nếu đầu tư bài bản, nuôi cá hoa quý hiếm rất có triển vọng trở thành mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Giá bán cá hoa trên thị trường hiện nay khá cao, cá giống có thể lên tới 20.000 đồng/con; cá thịt 300.000 - 400.000 đồng/kg, nhưng không có để bán.

“Tôi thử nuôi cá hoa trên bể một phần vì muốn phát triển kinh tế, một phần vì muốn bảo tồn giống cá quý hiếm này. Cứ đà phát triển thủy điện và đánh bắt tận diệt như hiện nay, chẳng mấy chốc loài cá này sẽ biến mất khỏi các con suối” - ông Thơm buồn rầu.

Theo nghiên cứu của Thạc sỹ Dũng, ngoài tự nhiên, cá hoa thường ăn rong, rêu, mùn bã hữu cơ, khả năng sinh trưởng chậm, chất lượng thịt thơm, ngon. Cá hoa có khả năng thích ứng với biên độ nhiệt nước cao, khả năng kháng bệnh tốt.

Cá hoa là loài đang có nguy cơ biến mất ngoài tự nhiên, rất cần được nghiên cứu và bảo tồn. Bên cạnh đó, đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, được nhiều người mua để nuôi làm cảnh, có thể thuần hóa nuôi bằng thức ăn công nghiệp và nuôi để phát triển kinh tế.

Kết thúc hành trình theo dấu và tận mắt thấy loài cá được người dân Sa Pa quý như vàng, chúng tôi vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở về loài cá hoa, một loài cá ít được biết đến, đang có nguy cơ biến mất trên các dòng suối bởi sự khai thác quá mức của con người và việc phát triển thủy điện ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của chúng, loài cá hoa đang rất cần được bảo vệ.

Báo Lào Cai
Đăng ngày 05/10/2018
Đức Phương
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024
• 04:11 08/05/2025
• 04:11 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:11 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:11 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:11 08/05/2025
Some text some message..