Cá chết trắng sông Đồng Nai

Suốt từ đêm 3/1 kéo dài cho tới tối ngày 4/1, hàng trăm tấn cá của làng bè xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa (Đồng Nai) chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, phủ trắng xóa hàng kilômet khắp mặt sông Cái.

cá chết trắng
Cá chết trắng sông Đồng Nai

Chết hết chỉ trong một đêm Ngay sau khi nhận được thông tin từ phường Hòa Hiệp về việc cá chết hàng loạt tại làng bè xã Hiệp Hòa, khu vực sông Cái (nhánh của sông Đồng Nai), chúng tôi đã tức tốc có mặt và nắm bắt tình hình.

Theo đó, từ sáng sớm tinh mơ ngày 4/1, hai bên bờ sông đã dày đặc người, xe cộ, xe tải, đứng chen chúc nhau bao quanh làng bè Hòa Hiệp để chứng kiến cảnh cá chết phủ trắng xóa cả một khúc sông. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến nhiều người phải bịt mũi, đeo khẩu trang.

Phía các bè cá, người dân chạy những chiếc xuồng, ghe nhỏ, tay cầm vợt, tay cầm rổ, cầm bao bì hốt từng rổ cá chết vào. Đàn ông không nói một lời, đàn bà vừa cầm rổ vừa khóc, có người đứng chết lặng khi chứng kiến hàng chục tấn cá của gia đình chỉ sau một đêm mất sạch, phơi bụng lên trời.

Hàng chục ghe nhỏ của người dân túa ra khắp nơi, vớt, đóng từng bao cá chết rồi quăng lên bờ, để người nhà trông coi. Từ những con cá nhỏ như ngón tay, rồi to dần lên đến cổ tay, có con to hơn cả bắp đùi, tất cả chết sạch.

Thấy chúng tôi hỏi, anh Trần Văn Lợi dừng ghe, nói chuyện với giọng vừa run vừa uất ức: “Các anh làm ơn nói giùm người dân chúng tôi với, hàng tấn cá của gia đình nuôi cả năm trời chỉ trong một đêm mất trắng, chúng tôi không biết dựa vào đâu mà sống nổi nữa đây!”.

Ngưng một lát, anh Lợi cho biết, gia đình anh có tổng lượng khoảng 20 tấn, bao gồm chủ yếu là cá chép, cá trắm cỏ và cá diêu hồng. Từ những ngày 27 – 28/12, anh bắt đầu thấy có cá chết, nhưng số lượng lác đác vài con, rải rác chứ không tập trung, nên cho là bình thường.

Cho tới 22h đêm ngày 3/1, tất cả các bè cá xung quanh bỗng dưng ồn ào, nháo nhào hết lên. Tiếng xuồng máy ầm ầm, rú inh ỏi chạy từ chỗ này qua chỗ khác. Giật mình nhìn ra bè cá, anh hoảng hốt khi cả đàn cá diêu hồng, rồi cá trắm nổi lềnh bềnh trên mặt nước, bụng ngửa lên trời, trắng xóa giữa trời đêm.

Cứ như thế, cả làng bè Hòa Hiệp kêu trời kêu đất, khi liên tục trong đêm đó, từ 22h ngày 3/1 cho tới 4h sáng ngày 4/1, hàng trăm tấn cá của các hộ dân nơi đây đồng loạt chết sạch.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Dương nuôi cá ở đây, cho biết: “Toàn bộ 18 tấn cá đã chết sạch. Cả gia tài của gia đình tôi đổ dồn vào mẻ cá vụ Tết này coi như… xong!”.

Ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hiện tại, theo ước tính sơ bộ của người dân, tổng mức thiệt hại vào cỡ trên 200 tấn cá các loại. Số lượng cá diêu hồng chết chiếm đa số, tiếp theo là cá trắm và cá chép. Thời điểm này, trọng lượng cá đã đủ hoặc gần đủ tháng để cung cấp cho thị trường trong dịp Tết. Có những bè cá đã bán, một số bè đã có đơn đặt hàng từ thương lái.

Hầu hết cá đều đã nuôi từ 6 tháng cho tới trên 1 năm. Trung bình, mỗi con cá diêu hồng rơi vào khoảng từ 6 – 7 lạng, cá trắm hầu hết đều đạt từ 1,5 – 2kg/con, cá chép đạt từ 1 -1,5kg/con.

Theo khảo sát, giá cá diêu hồng tươi thời điểm này nếu bán cho thương lái sẽ vào khoảng 38.000 đồng/kg, cá trắm từ 75.000 – 76.000 đồng/kg, và cá chép 55.000 đồng/kg. Vào thời điểm Tết, giá cá sẽ còn tiếp tục tăng, theo người dân, nếu như giá năm ngoái thì mỗi loại sẽ nhích thêm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Như vậy, với hàng trăm tấn cá chết, chỉ trong một đêm, làng bè xã Hiệp Hòa mất trắng hàng chục tỷ đồng. Nghẹn ngào trong nước mắt, gia đình anh Dương cho biết: “Suốt 10 năm nuôi cá, bao nhiêu tiền tích cóp, gia đình đều đầu tư hết vào bè cá. Chút tiền dư cũng chỉ đủ mua cho con chiếc xe máy để nó đi làm. Cuộc sống ở bè cá thiếu thốn đủ thứ, nước ăn, nước uống phải mua, quần áo không dám sắm.

Năm nay, gia đình vay nợ hàng trăm triệu tiền vốn cho mẻ cá Tết, nào ngờ tay trắng chỉ trong một đêm…”. Không chỉ riêng anh, nhiều người đã lên trình bày với chúng tôi về thiệt hại của mình: anh Nguyễn Khắc Động chết 3 tấn cá chép, anh Vũ Văn Quyết chết 6 tấn cá các loại; ông Vũ Tiến Rĩnh chết hơn 3 tấn cá… và còn rất nhiều nữa.

Theo người dân, toàn bộ số cá chết chỉ có cách vớt vát ở chợ, bán được con nào thì hay con đó. Người dân thương tình đi qua thì mua cho vài rổ, đưa bao nhiêu tiền thì lấy bấy nhiêu, chứ chúng tôi không còn thiết gì giá cả nữa. Cá chết ươn thì chỉ để cho heo ăn, nên một số nhà máy cũng cho xe qua chở đi.

Họ nói là sẽ tính tiền sau, chúng tôi cũng chỉ biết có đồng nào hay đồng đó, chứ giờ vứt đi thì đau thắt ruột. Hiện tại, người dân vẫn còn giữ một ít cá chết, chờ các cơ quan chức năng xuống kiểm tra, xác minh hiện trường và làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Riêng bên phía xã Hiệp Hòa, ông Châu Văn Hiệp, Chủ tịch Hội nông dân xã liên tục trong mấy ngày liền, từ sáng cho tới tối mịt, thống kê thiệt hại của bà con nông dân làng bè. Ông cho biết: “Bước đầu tiên, chúng tôi sẽ thống kê lại toàn bộ thiệt hại của người dân, số lượng, loại cá để phân loại cụ thể. Do đang trong quá trình thu thập thông tin nên chúng tôi chưa có con số chính thức về mức thiệt hại.

Theo đó, xã sẽ có trách nhiệm trong việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt như thế này, và sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho bà con nông dân”.

Nông Nghiệp Việt Nam, 06/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Ngô Trường
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:31 16/04/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Ứng dụng chiến lược xuất khẩu xanh trong doanh nghiệp thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã là trụ cột kinh tế, đưa tôm, cá tra, cá ngừ ra khắp thế giới. Nhưng giờ đây, áp lực xanh hóa từ thị trường quốc tế đang đặt ra bài toán mới. Chiến lược xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lối đi sống còn để doanh nghiệp thủy sản nâng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu. Vậy làm sao để áp dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tôm
• 09:00 12/04/2025
• 08:49 11/05/2025
• 08:49 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 08:49 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 08:49 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:49 11/05/2025
Some text some message..