Bước tiến trong kỹ thuật nuôi tôm tít hiệu quả

Việc nuôi tôm tít lồng của người dân đã phát sinh nhiều hạn chế, nhất là việc không quản lý được môi trường nước nên rủi ro rất cao và tốn nhiều thời gian để vệ sinh lồng nuôi.

Bước tiến trong kỹ thuật nuôi tôm tít hiệu quả
Anh Trương Minh Thuận (ấp Trường Đức, xã Lâm Hải) thu hoạch tôm tít.

Chính vì vậy, vừa qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức triển khai mô hình nuôi tôm tít trong ao đất, bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi tôm tít lồng.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 4/2019 tại hộ anh Trương Minh Thuận (ấp Trường Đức, xã Lâm Hải) với 650 con tôm tít giống, thả nuôi trong ao đất có diện tích 0,3ha. Tổng kinh phí thực hiện trên 67 triệu đồng (bao gồm cả chi phí đào ao ban đầu), trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 39 triệu đồng, vốn đối ứng hộ nuôi gần 28 triệu đồng.

Đối với hình thức nuôi này, thay vì nuôi trong lồng từ khi bắt con giống về cho tới khi thu hoạch, thì được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, khi mua con giống về sẽ nuôi lồng khoảng 20 ngày, khi con giống đảm bảo khỏe mạnh sẽ được thả ra ao đất ở giai đoạn hai.

Anh Thuận chia sẻ: “Trong giai đoạn nuôi trong rổ, mình vừa theo dõi sức khỏe con tôm vừa đánh giá được tỷ lệ hao hụt ban đầu. Do tỷ lệ hao hụt con tôm những mô hình nuôi trước đây thường xuất phát từ quá trình vận chuyển, con tôm dễ bị xây xước, hoặc khi mới nhận con giống về, con tôm chuẩn bị lột nên không bảo đảm sức khỏe”.

Khi thực hiện mô hình này, trong quá trình nuôi, ngoài đáp ứng các điều kiện về chất lượng con giống và ao nuôi thì phải thường xuyên theo dõi các yếu tố về độ mặn, nhiệt độ nước, độ kiềm và màu nước.

Qua hơn 4 tháng thả nuôi, hiện tôm đang trong quá trình thu hoạch tỉa, tôm có trọng lượng từ 150 - 250g/con, giá tôm tít hiện nay khoảng 1,2 triệu đồng/kg. Qua đánh giá, tôm có tỷ lệ sống từ 65% trở lên, năng suất đạt 70kg/vụ. Như vậy, theo tính toán, mô hình cho thu lãi trên 30 triệu đồng. Đây được xem là tín hiệu tích cực, bởi theo nhận xét của những hộ nuôi theo hình thức nuôi lồng trước đây thì việc vệ sinh lồng rất tốn thời gian và con tôm thường rất chậm lớn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Theo anh Thuận, tôm tít là loài thích sống ngoài tự nhiên và thích làm hang. Trong khi đó, trong quá trình nuôi khi tới con nước xổ vuông, dòng nước chảy mạnh nên con tôm tít nuôi trong lồng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, nếu nuôi trong ao đất, khi con tôm tít chuẩn bị lột, chúng sẽ làm hang để tránh bị tác động của các yếu tố bên ngoài”.

Ông Nguyễn Nghi Lễ, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện, người trực tiếp xây dựng dự án, đánh giá: “Qua đánh giá sơ bộ, lợi nhuận của mô hình thí điểm trên 30 triệu đồng. Kết quả dự án cũng đã góp phần hoàn thiện tài liệu, kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện ở địa phương, để từ đó Trạm sẽ tiếp tục cùng với các ngành có liên quan và những hộ nuôi hoàn thiện quy trình, kỹ thuật nuôi tôm tít trong ao đất, nhằm giúp các hộ nuôi đạt hiệu quả trong thời gian tới”.

Mô hình nuôi tôm tít trong ao đất, trên cơ bản vẫn sử dụng chiếc lồng nuôi cũ và khi tôm khỏe mạnh sẽ thả ra môi trường ao nuôi giống như môi trường sống trong tự nhiên của chúng. Trước tình thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nuôi bị ảnh hưởng nhiều nên việc từng bước áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất là rất cần thiết và phù hợp để người dân phát triển kinh tế bền vững.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 19/09/2019
Thanh Vũ
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 21:55 06/05/2025
• 21:55 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 21:55 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 21:55 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:55 06/05/2025
Some text some message..