Bụi biển đưa "hóa chất vĩnh cửu" trở lại đất liền

Một nghiên cứu của Đại học Stockholm và Viện nghiên cứu không khí Na Uy đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm hóa chất độc hại "vĩnh cửu" PFAS trong không khí ven biển với các con sóng bạc đầu.

bụi biển
Sóng biển làm bắn ra các sol khí chứa hóa chất. Ảnh Wikipedia

Các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách đang bối rối trong việc loại bỏ một nhóm hóa chất độc hại gọi là polyfluoroalkyl (PFAS). Đây là một hợp chất nhân tạo có trong mọi thứ: từ dụng cụ nấu nướng chống dính đến bọt cứu hỏa. Chúng có khả năng chống nước, chống nhiệt và chống bám dầu cao. Chính các liên kết hóa học mạnh mẽ khiến PFAS trở nên hữu ích đồng thời trở nên cực kì khó phân hủy, xứng đáng với biệt danh “hóa chất vĩnh cửu”.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng PFAS có thể làm hỏng gan và hệ miễn dịch của động vật, dẫn đến dị tật bẩm sinh và tử vong. Ở người, các hóa chất này được chứng minh liên quan đến bệnh ung thư và trẻ sinh nhẹ cân. Người ta từng hi vọng PFAS sẽ theo dòng nước trôi ra biển và ở lại đó. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy bụi biển (sea spray), sinh ra khi các con sóng bạc đầu đổ xuống, ném trả các hạt PFAS trở lại vào khí quyển.

Matthew Salter, nhà hóa sinh biển tại Đại học Stockholm và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, các bọt nước trắng không chỉ chứa không khí mà còn các giọt hóa chất siêu nhỏ nổi trên mặt nước.

Sử dụng các mô phỏng phun bụi biển trong phòng thí nghiệm, Salter và các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các sol khí có thể có nồng độ PFAS cao hơn 62.000 lần so với nồng độ của chúng trong nước biển. Nhưng họ chưa biết liệu những hạt bụi biển chứa đầy PFAS từ đại dương có đi vào khí quyển hay không.

Để giải đáp, nhóm nghiên cứu của Salter đã thu thập các mẫu không khí trong vài ngày, từ năm 2018 đến năm 2020, tại hai địa điểm giám sát ở Na Uy – một tại hòn đảo ở phía bắc, một ở thị trấn gần bờ biển phía nam. Sở dĩ các nhà nghiên cứu chọn những địa điểm này vì các cơn bão Bắc Đại Tây Dương đi qua đó tạo ra rất nhiều bụi biển. Sau đó, họ phân tích mức PFAS và ion natri (một thành phần quan trong trong các sol khí bụi biển) trong các mẫu thu được tại phòng thí nghiệm.

bụi biển
Mối tương quan giữa PFAS và ion natri trong các mẫu không khí thu được gần biển. Ảnh: M. Salter et. al (2021)

Kết quả, lượng PFAS trong các mẫu liên quan chặt chẽ đến nồng độ natri - dấu hiệu cho thấy cả hai chất này đều bay vào không khí thông qua bụi biển. Mối tương quan mạnh nhất tại địa điểm đảo gần với khu biển động và có nhiều bọt sóng. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology tháng 12/2021.

Theo Salter, phát hiện này cung cấp "bằng chứng khá thuyết phục" rằng bụi biển đã mang một số PFAS đến các địa điểm lấy mẫu của họ. Ông ước tính, chúng có thể đưa 0,1% - 0,4% tổng lượng nhựa PFOS, một loại chất PFAS không còn sử dụng ở hầu hết các quốc gia, trở lại đất liền mỗi năm.

Tuy nhiên, ông cho rằng không nên quá lo lắng về việc hít phải hóa chất ở bãi biển. Các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn đến việc các sol khí từ bụi biển di chuyển quãng đường dài hàng trăm km và mang PFAS từ đại dương vào đất liền, nơi chúng có thể gây ô nhiễm cho thực phẩm và nguồn nước.

Những phát hiện mới cũng có thể lý giải vì sao PFAS xuất hiện trong các sông băng, chỏm băng và thậm chí cả trong tuần lộc caribou, bà Hayley Hung, kỹ sư hóa học tại Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận xét.

Theo Science
Đăng ngày 24/01/2022
Trang Linh
Môi trường

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:19 16/04/2025

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp

Phương pháp nuôi tôm đa tầng kết hợp rong biển hoặc cá trong mô hình sinh thái tích hợp (IMTA - Integrated Multi-Trophic Aquaculture) là một phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, tận dụng mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Rong biển
• 10:02 28/03/2025
• 00:32 07/05/2025
• 00:32 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 00:32 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 00:32 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:32 07/05/2025
Some text some message..