Bột đậu nành thay thế bột cá trong ương nuôi ghẹ

Ghẹ chấm, ghẹ đốm hay ghẹ cát là loài ghẹ được đánh bắt nhiều nhất trên toàn thế giới, với trên 300.000 tấn đánh bắt mỗi năm, 98% trong số này đánh bắt ngoài khơi của Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Phi và phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, ven biển miền Trung Việt Nam.

Ghẹ chấm
Ghẹ chấm, ghẹ đốm hay ghẹ cát .

Đây là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Cũng giống cua biển, ghẹ cát được xem là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, với chất lượng thịt thơm ngon, càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua và được nhiều người ưa thích.

Ghẹ cát (Portunus trituberculatus) sống trên nền đáy nông nhiều cát hay bùn, với độ sâu nhỏ hơn 50 mét, thức ăn chủ yếu của nó là các loại rong biển và cả các loài cá nhỏ, giun và động vật hai mảnh vỏ. Mùa vụ xuất hiện chủ yếu từ tháng 3 - 8 và tháng 11, 12.

Nhu cầu ghẹ ngày càng tăng cùng với sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên. Do đó, nhiều mô hình ương nuôi ghẹ phát triển nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường cùng với giảm cường lực khai thác, bảo tồn nguồn lợi. 

Trong chế biến thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt nhất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng cao nên việc thay thế bột cá bằng các nguồn protein thực vật ngày càng được ưa chuộng, trong đó bột đậu nành được xem là một nguồn đạm có nhiều triển vọng nhất bởi vì nó có hàm lượng đạm cao, cân bằng các axít amin thiết yếu, nguồn cung cấp ổn định và có giá thành hợp lý (Hertrampf and Piedad-Pascual, 2000).

Nghiên cứu bổ sung đạm từ bột đậu nành vào thức ăn ghẹ

Nghiên cứu mới đây của Xuexi Wang và ctv, 2019 đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong khẩu phần thức ăn của ghẹ. Bốn nghiệm thức thức ăn được phối chế có cùng mức protein và năng lượng (450 g/kg protein và 80 g/kg lipid), với các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành (soy protein concentrate – protein đậu nành) lần lượt là 0%, 25%, 50% và 75% ( SPC0, SPC25, SPC50 và SPC75). Chế độ ăn kiểm soát (SPC0) có chứa bột cá, bột đậu nành và bột nhuyễn thể.  

Sau 8 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy rằng chế độ ăn thay thế bột cá bằng bột đậu nành không ảnh hưởng đến tăng trọng (WG), tốc độ tăng trưởng (SGR), hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) và lượng thức ăn hàng ngày (DFI). 

Ghẹ được cho ăn chế độ ăn SPC50 có tỷ lệ hiệu quả sử dụng protein (PER) và tần suất lột xác (MF) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.

Chất lượng thịt ghẹ không bị ảnh hưởng bởi chế độ thay thế bột cá bằng SPC (P > 0,05). Hàm lượng axit amin thiết yếu (EAA), axit amin không thiết yếu (NEAA) và tổng lượng axit amin (TAA) của cơ thịt cá tăng đáng kể khi tăng hàm lượng đạm từ bột đậu nành 0 đến 75% ( P <0,05).

Cua được cho ăn chế độ ăn SPC0 có hoạt động amylase và lipase cao hơn ở gan tụy so với những con được cho ăn chế độ ăn khác. Hoạt động trypsin của gan tụy không bị ảnh hưởng đáng kể khi thay thế bột cá bằng SPC ( P  > 0,05). 

Kết quả phân tích trên cho thấy bột đậu nành có khả năng thay thế bột cá ở mức 51,49% thức ăn mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ghẹ. Bột cá chủ yếu được làm từ cá biển, có hàm lượng protein 45 - 80%. Vì vậy nếu sử dụng bột đậu nành vào thức ăn thay thế bột cá sẽ giúp chúng ta giảm được khoảng 25% giá thành sản xuất.  

Báo cáo đã cung cấp cho chúng ta một nguyên liệu vốn rất phổ biến và rẻ tiền, góp phần giảm giá thành sản xuất trong quá trình ương nuôi ghẹ

Theo Xuexi Wang và cộng sự.
Đăng ngày 07/11/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 19:40 07/05/2025
• 19:40 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:40 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 19:40 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:40 07/05/2025
Some text some message..