Bình Định tăng cường công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

Tăng cường công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân.

Cá ngừ
Nhiều đối tượng thủy hải sản đang được truy xuất nguồn gốc

Theo đó, tại Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 13/6/2024 của UBND tỉnh Bình Định về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Bình Định, UBND tỉnh đã đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể như: 

Về nhiệm vụ 

- Thực hiện nghiêm công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

- Rà soát hồ sơ cấp xác nhận, chứng nhận của cơ quan thủy sản với hồ sơ tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. 

- Rà soát các điểm tàu cá cập bến bốc dỡ thủy sản khai thác (bến cá, cảng cá…) tổ chức giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại địa phương. 

- Đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên phải cập cảng chỉ định để bốc dỡ thủy sản; thuyền trưởng phải thông báo trước 01 giờ khi cập cảng và thực hiện ghi, nộp nhật ký khai thác theo quy định; kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Nhật ký khai thác đảm bảo phù hợp với dữ liệu giám sát tàu cá. 

- Triển khai thực hiện truy xuất thủy sản khai thác qua hệ thống điện tử (eCDT), đảm bảo phê duyệt tất cả tàu cá ra, vào cảng, nộp nhật ký khai thác, bản ghi sản lượng bốc dỡ qua cảng, cấp giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ, cấp giấy xác nhận nguyên liệu và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản. 

Tàu cá Việt NamTàu cá Việt Nam

Về giải pháp thực hiện 

- Thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đảm bảo hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản đầy đủ, lưu trữ có hệ thống, dễ truy cập, đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ khâu kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng qua cảng, thẩm định dữ liệu với cơ sở dữ liệu tàu cá, dữ liệu giám sát hành trình, danh sách tàu cá IUU, đến hồ sơ kiểm soát tại các doanh nghiệp xuất khẩu; nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp hợp thức hóa hồ sơ (nếu đủ căn cứ xử lý hình sự) đặc biệt tập trung vào các loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm. 

- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản, các Ban quản lý cảng cá phối hợp với các Đồn/Trạm Biên phòng biên phòng triển khai và hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp thực hiện truy xuất thủy sản khai thác điện tử (eCDT), đảm bảo phê duyệt tất cả tàu cá ra, vào cảng, nộp nhật ký khai thác, bản ghi sản lượng bốc dỡ qua cảng, cấp giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ, cấp giấy xác nhận nguyên liệu và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản được thực hiện qua hệ thống eCDT. Đồng thời, triển khai có hiệu quả thí điểm ứng dụng hệ thống nhật ký điện tử trên tàu khai thác xa bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định. 

- Thường xuyên tổ chức Đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan công tác chứng nhận sản lượng, truy xuất nguồn gốc từ khai thác đối với các tổ chức, cá nhân, các Doanh nghiệp có liên quan thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh. 

- Bố trí đủ nhân lực tại các cảng cá chỉ định thực hiện xác nhận nguồn gốc 

nguyên liệu thủy sản từ khai thác (tối thiểu 02 người có chuyên môn về thủy sản và hệ thống máy tính truy cập vào cơ sở dữ liệu về thủy sản) thực hiện được việc kiểm soát tàu cá cập cảng, rời cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định./. 

Đăng ngày 08/07/2024
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025
• 16:41 04/05/2025
• 16:41 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:41 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:41 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:41 04/05/2025
Some text some message..