Bệnh xuất huyết do virus ở cá chép

Bệnh có nhiều tên gọi: Bệnh phù của bệnh cá chép, bệnh đốm đỏ cá chép, bệnh viêm bóng hơi cá chép (Swim bladder inflammation - SBI), bệnh virus mùa xuân (Spring virus disease).

Cá chép
Cá chép. Ảnh: pir.sa.gov.au

Theo Fijan và CTV, 1971 gọi là bệnh virus mùa xuân họ cá  chép (Spring Viremia of carp - SVC) do họ đã phân lập được một loại virus: Rhabdovirus từ cá chép bị bệnh đốm đỏ (Infectious dropsy of carp - IDC). 

Tác nhân gây bệnh

Bệnh xuất huyết do virus ở cá chép, từ lâu các ao nuôi cá chép ở Châu Âu đã bị bệnh này. Hofer (1904) đã mô tả và đặt tên bệnh xuất huyết do vi khuẩn. Bauer và Fakto-novich 1969 vẫn đồng ý quan điểm bệnh xuất huyết ở cá chép là vi khuẩn, bệnh đốm đỏ (xuất huyết) lần đầu tiên được quan tâm ở Liên Xô cũ từ năm 1915. Otte, 1963 và nhiều nhà khoa học khác cũng đồng ý với quan điểm trên. Schaper Claus, lần đầu tiên mô tả bệnh xuất huyết năm 1930. Ở Đức Schaper Claus, 1979 vẫn thừa nhận bệnh đốm đỏ mô tả từ năm 1927.

Bệnh xuất huyết ở cá chép là bệnh vi khuẩn đã được điều tra và ứng dụng  phòng trị bệnh ở vùng Tây Âu. Vi khuẩn được phát hiện là nhóm Gram âm từ các  đợt dịch bệnh, nhưng phòng trị bằng kháng sinh không đạt kết quả cao. Do đó tác nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn hoặc ít nhất nó cũng là loại vi khuẩn đặc biệt luôn luôn có mặt ở các đợt dịch bệnh xuất huyết (đốm đỏ). Từ quan điểm đó một số nhà khoa học ở Đông Âu và Nga đã điều tra nghiên cứu và cho rằng bệnh xuất huyết (đốm đỏ) có tác nhân gây bệnh là virus và điều tra sự biến đổi của môi trường và sự kết hợp giữa 2 tác nhân virus và vi khuẩn.

Rhabdovirus carpioRhabdovirus carpio. Ảnh: KHVĐ

Từ 2 dạng bệnh xuất huyết cấp tính điển hình và dạng bệnh mãn tính lở loét. Fijan và CTV, 1971 đã phân lập được tác nhân gây bệnh là virus Rhabdovirus carpio. Tiếp theo, là hàng loạt các nhà khoa học Châu Âu, Mỹ, Nhật và đi sâu nghiên cứu tác nhân gây bệnh xuất huyết  (bệnh virus mùa xuân) ở cá chép và nhiều loài cá trong họ cá chép; cá mè trắng.

R. carpio, cấu trúc acid nhân là ARN và lớp vỏ là protein (Gupta và Roy,  1980, 1981; Kiuchi và Roy, 1984; Roy, 1981; Roy và CTV, 1984) hình que một đầ  tròn như viên đạn, chiều dài 90-180nm, rộng 60-90nm, nó có 450 lớp màng, trạng thái xốp kích thước 200nm nhưng thường giữ lớp màng 100nm (hình 1). Việc chẩn đoán bằng kháng huyết thanh đã xác định được Rhabdovirus ở nhiều cá khác nhau. The Hill và CTV, 1975 đã thừa nhận virus gây bệnh viêm bóng hơi cá chép đều là virus gây bệnh xuất huyết ở cá chép. 

Dấu hiệu bệnh lý

Trạng thái: Dấu hiệu đầu tiên cá ngạt thở, bơi ở tầng mặt, cá chết chìm ở tầng đáy, cá mất thăng bằng bơi không định hướng (bệnh viêm bóng hơi).

Dấu hiệu bên ngoài: Mang và da xuất huyết có thể ở cả mắt. Da có màu tối, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại. Máu loãng chảy ra từ hậu môn. 

Nội tạng: Bụng chướng to (hình 2A), trong xoang bụng xuất huyết có dấu hiệu tích nước (phù), bóng hơi xuất huyết và teo dần một ngăn (xem hình 2 B,C,D), lá lách sưng to, tim, gan, thận, ruột xuất huyết, xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn; hệ thống cơ dưới da xuất huyết (hình 2B). 

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, chúng gây bệnh từ cá giống đến cá thịt. Năm 1978-1979, xuất hiện bệnh viêm bóng hơi ở cá chép Hung bố mẹ của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I và gây chết nhiều. Ngoài ra đã phân lập được virus R. carpio từ cá mè trắng, mè hoa, cá diếc (Shchelkovo và CTV, 1984), cá nheo hương (Silurus glanis) đã nhiều bệnh tỷ lệ chết hơn 90% (Fijan và CTV, 1984). Bệnh xuất  hiện ở Châu Âu, Liên Xô cũ, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam.

Tình trạng cá bị bệnhCác tình trạng, dấu hiệu khi cá mắc bệnh

- A: Cá chép bị bệnh viêm bóng hơi, cơ thể chuyển màu đen (mẫu thu tại Viện NCNTTS I, 4/2006- theo Bùi Quang Tề)

- B: Thịt cá chép xuất huyết (cá chép A bóc  da), ngăn sau bóng hơi có hiện tượng teo lại 

- C: Bóng hơi cá bị teo 1 ngăn (mẫu thu Bắc Ninh, 1996)

- CD: Bóng hơi cá chép teo 1 ngăn (phía trên) và bóng hơi bình  thường (phía dưới), (mẫu thu Hưng Yên, 5/2008).

Chẩn đoán

Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa  thu. Bệnh phát rất nhanh (bệnh cấp tính), tỷ lệ chết cao. Khi phân lập không có vi khuẩn và có các dấu hiệu bệnh bên ngoài thì xác định dễ dàng là virus. Nếu có điều kiện thì chẩn đoán bằng kháng huyết thanh, nuôi cấy virus... 

Phòng bệnh

Có một vài biện pháp phòng bệnh xuất huyết do virus ở cá chép (SVC), mỗi biện pháp đều có giới hạn, nhưng phổ biến là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về nguồn gốc của virus và đặc điểm quản lý khi nuôi cá. Những phương pháp virus học chưa  được nghiên cứu sâu về bệnh xuất huyết do virus ở cá chép. Dù sao kháng thể trung tính cũng được xác định trong huyết thanh của cá bố mẹ là điểm đáng chú ý vì những kháng thể trung tính là đặc trưng cá chưa nhiễm virus hoặc nhiễm bệnh chậm hơn. Khi nuôi cá chép ở sông, suối là nơi có nhiều cá tự nhiên (hoang dại) có thể bệnh virus dễ xuất hiện. Một biện pháp sinh học cơ bản để phòng bệnh là nhiệt độ bằng cách nuôi cá ở nhiệt độ cao hơn 200C. Vì những dấu hiệu thay đổi mùa vụ là đặc trưng giới hạn của bệnh phát triển (bệnh virus mùa xuân). Do đó, khi phòng bệnh cho cá, chúng ta có thể nuôi cá ở những vùng nước ấm vì tác nhân gây bệnh ít xuất hiện. 

Biện pháp phòng bệnh bằng cách chọn giống những cá có sức đề kháng với bệnh xuất huyết do virus có thể áp dụng được, nhưng thực hiện biện pháp này không đại trà được. Từ năm 1962, Liên Xô cũ đã có chương trình chọn giống cá chép có sức đề kháng với bệnh xuất huyết do virus đã xác nhận rằng tỷ lệ sống khi nuôi cá chép giữa cá có sức đề kháng với bệnh và cá dễ mắc bệnh chênh nhau khoảng 30%  (Kirpichnikov và Faktorovich, 1972; Kirpichnikov và CTV, 1972). Ở Vương quốc Anh đã tìm được dòng cá chép nuôi nội địa có sức đề kháng hơn cá chép hoang dại. Tỷ lệ chết của cá chép hoang dại là 60-90% trong khi đó cá chép nuôi (nhà) tỷ lệ chết không đáng kể (Hill, 1977). 

Qua thực tế việc chữa và phòng bệnh đối với bất kỳ một bệnh virus ở cá thì biện pháp phòng bằng hoá chất không cho kết quả cao (gần như không có tác dụng). Biện pháp phòng bệnh bằng miễn dịch có thể cho kết quả tốt hơn và đã thực hiện cho bệnh xuất huyết do virus ở cá chép. Sự phát triển ngày càng mạnh về biện pháp phòng bệnh bằng miễn dịch cho người và động vật nhưng đối với cá nó cũng bị giới hạn như khả năng miễn dịch theo tuổi của cá và nhiệt độ (cao hơn 200C) thuận lợi cho phản ứng miễn dịch của cá. Nhưng vacxin xét về mặt kinh tế chưa đáp ứng cho nghề nuôi cá như giá thành cao. Trong ao nuôi cá giống khó thực hiện được phòng bệnh bằng vacxin áp dụng theo phương pháp phòng chung.

Đăng ngày 17/10/2022
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 18:11 03/05/2025
• 18:11 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 18:11 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 18:11 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:11 03/05/2025
Some text some message..