Bài học kinh nghiệm quản lý nghề cá xa bờ và biển khơi của Nhật Bản

Trong những năm gần đây, việc đánh bắt và khai thác tài nguyên biển gần bờ với tần suất lớn dẫn đến nguồn lợi thủy sản gần bờ bị cạn kiệt. Trong khi đó, các sản phẩm khai thác gần bờ thường có giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên với năng lực, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm còn hạn chế thì việc khai thác xa bờ và biển khơi ở nước ta còn chưa được đẩy mạnh. Trong số các quốc gia có sự hợp tác về thủy sản với nước ta thì Nhật Bản có thể coi là quốc gia khá thành công trong cách quản lý nghề cá xa bờ và biển khơi qua nhiều năm nay.

nghề cá xa bờ
Ảnh minh họa

Theo Ông Hidenao WATABE - trợ lý quản lý Quỹ Trust Fund Nhật Bản, việc quản lý nghề cá xa bờ và biển khơi được Nhật Bản xây dựng dựa trên 3 yếu tố: Kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra và kiểm soát các yếu tố kĩ thuật.

Trong đó, việc kiểm soát đầu vào bao gồm các yếu tố như : Ngư cụ khai thác, phương pháp khai thác, sản lượng theo cường lực khai thác và cụ thể là việc quản lý tàu thuyền được Nhật Bản hết sức chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt. Ông Tadahiro Kawata, điều phối viên kĩ thuật của SEAFDEC cho biết, khác với một số quốc gia khác, việc cấp phép đóng tàu ở Nhật Bản được thực hiện sau khi ngư dân có giấy phép khai thác do cơ quan chức năng cấp. Ngoài các yếu tố kĩ thuật được thông qua thì chủ tàu phải có được giấy phép khai thác để các cơ quan quản lý nắm được những thông tin về loài và vùng khai thác ngư dân đăng ký. Từ đó giúp các cơ quan quản lý chủ động trong việc cấp phép đóng tàu dựa trên sự cân bằng về loài và vùng khai thác. Đây cũng chính là cách quản lý mà Nhật Bản hướng tới quản lý nghề cá dựa trên nguồn lợi bền vững.

Trong việc kiểm soát đầu ra, hay nói cách khác đó là việc kiểm soát tổng sản lượng khai thác cho phép. Tại Nhật Bản, việc kiểm soát tổng sản lượng khai thác cho phép được áp dụng với 7 loài mục tiêu, bao gồm các loài được khai thác và tiêu dùng với số lượng lớn và quan trọng với cuộc sống của người dân, các loài đang trong tình trạng xấu cần được bảo tồn. Mọi sự kiểm soát đều có các luật kèm theo khung pháp lý về nghề cá của Nhật Bản.

Song song với việc kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra thì các yếu tố về kĩ thuật như kiểm soát kích cỡ mắt lưới, kích cỡ cá, kiểm soát mùa khai thác và các ngư trường khai thác cũng được thực hiện khá chi tiết tại Nhật Bản. Cũng theo lời của Ông Tadadiro Kawata, mọi sự kiểm soát này có thể diễn ra ngay tại các ngư trường và ngay cả trên tàu trong qua trình khai thác dưới sự kiểm tra của các thanh tra viên.

Các yếu tố kĩ thuật được kiểm soát nhằm bảo vệ các vùng sinh sản, bảo vệ các đàn giống bố mẹ và đàn cá con, tạo điều kiện tốt nhất để nguồn lợi thủy sản được bảo tồn và phát triển một cách cân bằng giữa các vùng khai thác trong các mùa khai thác trong năm.

Nhận thấy ngành thủy sản của Việt Nam và Nhật Bản cũng có một số điểm khác biệt về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhìn thấy được những ưu điểm trong cách quản lý nghề cá xa bờ và biển khơi của Nhật Bản như quản lý chặt chẽ dựa trên Hệ thống theo dõi, kiểm tra và giám sát (Monitoring Control Surveillance), thực hiện quản lý tàu cá nghiêm ngặt dựa trên các luật hay việc phát triển nghề cá toàn diện dựa trên nguồn lợi phát triển bền vững, và lấy đó làm vấn đề cần nghiên cứu phục vụ cho công tác quản lý nghề cá xa bờ và biển khơi của Việt Nam trong tương lai.

Tổng cục thủy sản, 24/01/2014
Đăng ngày 25/01/2014
Thế Dũng
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025
• 12:11 13/05/2025
• 12:11 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:11 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:11 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:11 13/05/2025
Some text some message..