Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt như các bệnh do vi rút và vi khuẩn. Ảnh: Công ty Cổ phần UV

Trước những thực tế nêu trên, nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng đã tiến hành cuộc khảo sát nhằm đánh giá được tình hình, diễn biến của dịch bệnh, song song đó để hiểu rõ hơn về tác nhân gây bệnh này. Từ đó những biện pháp đối phó với dịch bệnh an toàn và hiệu quả được đưa ra trong nghiên cứu. 

Mẫu tôm thẻ chân trắng được thu tại các ao nuôi tôm thâm canh, sau đó được  vận chuyển sống về phòng thí nghiệm và phân tích mẫu trong ngày. Mẫu  tôm để soi tươi và nhuộm Giemsa được phân tích tại phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. 

Kết quả thu mẫu cho thấy tôm nuôi thâm canh phát hiện bệnh trong giai đoạn từ 30 ngày tuổi (tuần nuôi thứ 4). Các mẫu tôm đều không có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài bất thường, màu sắc tôm tươi sáng, không bị đóng rong hay loét vỏ, ngoại trừ kích cỡ của tôm có sự suy giảm đáng kể so với các mẫu tôm không nhiễm bệnh.  Một số mẫu tôm ở một  số ao nuôi nhiễm nặng vẫn có một vài dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như: Tôm giảm ăn, màu sắc tôm bệnh  nhợt nhạt,  vỏ sần sùi, nhám, ruột tôm ngắt quãng hoặc trống rỗng. Tôm bị nhiễm bệnh nặng có thể có biểu hiện phân trắng và mất màu ở gan tụy.

Bào tử EHP
Bào tử EHP quan sát dưới kính hiển vi quang học (100x)

- A: Bào tử bên trong các ống gan tụy

- B: Bào tử tồn tại bên trong tế bào (mũi tên) 

Bào tử EHP
Bào tử EHP tồn tại tự do bên ngoài tế bào quan sát dưới kính hiển vi quang học (150x) (mũi tên)

Bào tử EHP
Bào tử EHP nhuộm Giemsa (100x) (mũi tên)

Tỷ lệ nhiễm bệnh
Tỷ lệ nhiễm (%) bào tử EHP trên tôm thẻ chân trắng 

Kết quả phân tích chiều dài và khối lượng các mẫu tôm cho thấy, đa số các mẫu tôm nhiễm EHP có chiều dài ngắn hơn và khối lượng nhỏ hơn đáng kể so với các mẫu tôm không nhiễm EHP và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 12 tuần nuôi, tôm không nhiễm EHP có chiều dài và khối lượng trung bình (13,6cm, 20,2g) lớn hơn có ý nghĩa so với tôm nhiễm EHP (11,3cm, 11,0g).

Tỷ lệ nhiễm bệnh
Chiều dài trung bình của tôm nhiễm EHP và tôm không nhiễm EHP

Tỷ lệ nhiễm bệnh
Khối lượng trung bình của tôm nhiễm EHP và tôm không nhiễm EHP

Yang et al. (2021) đã chứng minh rằng tôm nhiễm EHP có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng. Kết quả cho thấy việc điều chỉnh giảm các gen quan trọng trong các con đường tổng  hợp năng lượng đã góp phần  rất  lớn vào sự chậm phát triển của tôm. Ngoài ra, còn có sự điều chỉnh các gen liên quan đến miễn dịch giúp nâng cao sức đề kháng của tôm chống lại sự lây nhiễm EHP.

Đồng quan điểm này, báo cáo của Shen et al. (2022) cũng cho rằng, các hoạt động tiêu hóa đo được ở tôm bị nhiễm EHP thấp hơn đáng kể so với ở tôm khỏe mạnh, trong khi các hoạt động miễn dịch lại có xu hướng ngược lại. Nhiễm EHP trực tiếp làm thay đổi cộng đồng vi khuẩn đường ruột và các hoạt động của enzym, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các đặc điểm tăng trưởng của tôm. 

Các enzym tiêu hóa α-amylase và lipase đã giảm đáng kể ở nhóm tôm nhiễm EHP. Nhiễm EHP ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch không đặc hiệu bằng cách giảm hoạt động của alkaline  phosphatase, catalase,  γ-glutamyl  transferase, tổng khả năng chống oxy hóa, anion superoxide, phenoloxidase. Do đó, tổn thương nghiêm trọng do EHP gây ra ở gan tụy đã ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, tiêu hóa, hấp thụ.

Những tác động này ảnh hưởng đến sinh lý, chuyển hóa  lipid, chuyển hóa carbohydrate, hệthống miễn dịch và gây ra giảm tiêu thụ thức ăn, tăng FCR và chậm phát triển. Vì vậy, nhiễm EHP không gây chết hàng loạt nhưng làm chậm đáng kể sự tăng trưởng của tôm, làm tăng chi phí sản xuất và dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các trang trại nuôi tôm.

Theo Tạp chí Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Thị Thu Hằng1*, Nguyễn Thanh Tuyền2, Trương Quỳnh Như2 và Nguyễn Trọng Ngữ2 

Đăng ngày 22/08/2023
Minh Minh @minh-minh
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021
• 10:34 17/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025
• 12:13 04/05/2025
• 12:13 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:13 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:13 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 04/05/2025
Some text some message..