Ăn so biển chết ngay tại bàn nhậu

Chỉ cần đưa 334 μg/kg Tetrodotoxin vào cơ thể chuột là có thể chết ngay tức thì. Loại độc tố này thường có trong loài so biển ở nước ta.

so biển
So biển

Chết ngay bên mâm rượu

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo, trong thời gian gần đây, tại một số địa phương vùng biển của Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp ngộ độc do “cố tình” sử dụng thịt so biển để làm thức ăn dù biết rằng so biển chứa độc tố gây ngộ độc rất nghiêm trọng.

Trước đó vào tháng 2 năm nay, 5 người (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã bắt sam về nướng để nhậu. Chỉ mới uống được vài ly, cả năm người cùng cảm thấy tê hàm, tê chân tay, buồn nôn. Một trong số này bị nặng nhất đã chết ngay tại chỗ. Bốn người nhập viện cấp cứu trong tình trạng cứng hàm, tê bì chân tay, mặt đỏ ối, nôn ói liên tục.

Theo BS Bồ Kim Phương, Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện Cần Thơ) thì đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc được người nhà khai báo do ăn sam biển, Từ trước đến nay không nghe ngộ độc sam, bệnh viện chỉ thi thoảng tiếp nhận những ca ngộ độc cá nóc.

TS Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng giám sát ngộ độc (Cục ATTP, Bộ Y tế) cho biết, so và sam nhìn bên ngoài rất giống nhau, khó phân biệt. Cả hai loại này là động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển. Trên thế giới họ sam (Xiphosuridae) có 4 loài, còn ở Việt Nam chỉ có 2 loài là sam biển (Tachypleus tridentatus) và so biển (Carcinoscorpius rotundicauda).

Theo đó, sam biển thường sống ở các vùng ven biển. Môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Nơi sam biển trưởng thành sinh đẻ cũng như là nơi sống của sam non có bãi biển sạch và không ô nhiễm. Đuôi sam biển có gờ mặt lưng, hình tam giác.

Sam biển sống thành từng cặp. Mỗi cặp sam làm tổ đều sinh sống kiểu một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời. Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng. Sau khi đẻ trứng, sam cái bò đi nơi khác. Trứng được phát triển thành ấu trùng, sam con và thành sam trưởng thành. Sam biển được khai thác, buôn bán tại và sử dụng làm thực phẩm như một loại hải sản.

Với sam nhỏ (dân gian gọi là so biển) cũng sống vùng ven biển. So biển có hình hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn sam biển và không đi theo thành từng cặp. Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 - 25 cm (không kể đuôi), toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Trong so biển có độc tố tetrodotoxin. Đây chính là nguyên nhân gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu chẳng may người dân ăn phải.

“Độc tố của so biển là Tetrodotoxin (tương tự như độc tố ở cá nóc) tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ vì thế cho dù người dân có nấu chín, phơi khô hoặc sấy thì độc chất vẫn tồn tại.

Chất độc có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay acid mạnh. Tetrodotoxin cho vào dung dịch HCl (axit Clohydric) 0,2 đến 0,3% sau 8 giờ mới bị phân huỷ; hoặc đun sôi (100 độ C) thì sau 6 giờ mới giảm được một nửa độc tính. Loại độc tố này chỉ được phá hủy hoàn khi đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút" - TS Hùng nhấn mạnh.

Chưa có thuốc giải độc

Các chuyên gia cảnh báo Tetrodotoxin  (C11 H17 O8 N3) là chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao, chất này cũng được phân lập từ một số loại vi khuẩn như Epiphytic bacterium, Vibrio species, Pseudomonas species (Yasumoto 1987), ở da và nội tạng con sa giông, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh, cóc, cá nóc, so…Độc tố tetrodotoxins, là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp (LD50 theo đường miệng đối với chuột nhắt là 334 μg/kg).

TS Lâm Quốc Hùng cũng cho biết thêm, ở Việt Nam cũng như trên thế giới từ trước đến nay, chưa có trường hợp nào ngộ độc chết người do ăn sam biển nhưng nhiều trường hợp ngộ độc chết người do ăn so biển đã được ghi nhận. Nguyên nhân các trường hợp mắc đa số là do cố tình ăn và một số trường hợp do nhầm so biển là sam biển dùng so biển để chế biến món ăn.

Người ăn phải so biển thường có những triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 60 phút với triệu chứng chung: cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng; trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ; toàn thân biểu hiện mệt; khó thở, huyết áp hạ...

“Hiện nay chưa có thuốc giải độc vì thế khi người bệnh còn tỉnh táo cần gây nôn chủ động; chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế. Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo: Tuyệt đối không được dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất  kỳ hình thức nào, dù chi là một lần. Ngư dân loại bỏ so biển khi đánh bắt hải sản và tuyệt đối không kinh doanh so biển” – TS Hùng nhấn mạnh.

Infonet, 15/05/2015
Đăng ngày 17/05/2015
Ngô Châu Anh
Ẩm thực

Nhận biết cá stress bằng chỉ số từ vảy

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách dễ dàng để xác định thời điểm cá bị căng thẳng. Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Guelph của Canada đã chỉ ra rằng hormone gây căng thẳng là cortisol tích tụ trong vảy cá từ từ và tồn tại trong nhiều tuần.

cá bị căng thẳng
• 18:20 02/11/2021

21 loại cây thủy sinh đẹp cho bể cá tại nhà- Phần 1

Một bể cá cảnh nước ngọt sẽ đẹp và độc đáo hơn rất nhiều khi có những cây thủy sinh sống động. Bài viết này lược dịch từ trang newson6 nhằm gợi ý cho người nuôi cá cảnh 21 loài cây thủy sinh phổ biến và hoàn hảo cho bể cá gia đình.

• 10:31 30/10/2021

Ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn

Một nghiên cứu mới đây của Abudusaimaiti Maierdiyal và cộng sự 2020 đã cho thấy ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn (loài cá rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.)

• 14:09 26/10/2021

5 bước để vệ sinh bể cá cảnh đúng cách

Những người nuôi cá cảnh sẽ biết rằng việc vệ sinh không đúng cách không chỉ xáo trộn hệ vi khuẩn có lợi trong bể cá mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Để hạn chế điều đó bài viết hướng dẫn vệ sinh bể nuôi cá cảnh đúng cách chỉ với những dụng cụ cơ bản.

Cá phượng hoàng
• 17:27 17/09/2021

Cua Cà Mau: Đặc sản trứ danh và tiềm năng xuất khẩu

Cà Mau, vùng đất cực Nam của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với ngành tôm xuất khẩu mà còn được biết đến với một đặc sản quý giá - cua biển.

Cua
• 10:01 06/03/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025
• 06:36 13/05/2025
• 06:36 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 06:36 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 06:36 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:36 13/05/2025
Some text some message..