Tìm lối ra cho bảo hiểm nông nghiệp

Bảo hiểm nông nghiệp sau ba năm thí điểm vẫn gần như “nằm im”, thay vì được mở rộng trên cả nước như kỳ vọng. Những người trong ngành cho rằng điều này là do vẫn chưa xây dựng được một thị trường bảo hiểm theo cơ chế thị trường.

Tìm lối ra cho bảo hiểm nông nghiệp
Nông dân nuôi tôm, do đầu tư lớn và nhiều rủi ro nên rất cần Bảo hiểm Nông nghiệp - Ảnh minh họa: Internet

Án binh bất động

Nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đóng góp 70% nguồn thu nhập cho dân số nông thôn Việt Nam. Ngành này đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Sản xuất nông nghiệp ngoài việc phải chịu các rủi ro nội tại như nguồn giống, dịch bệnh, kỹ thuật, còn đang phải đối mặt với rủi ro rất cao từ bên ngoài như thời tiết, khí hậu bất thường, thiên tai bất ngờ.

Tác động của các hiện tượng thời tiết thất thường trong năm vừa qua diễn ra nhanh hơn dự kiến so với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, theo đó sẽ có khoảng 17,2% số hộ nông dân phải chịu những cú sốc từ thiên nhiên. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định và giữ mức tăng trưởng như hiện nay.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới chỉ ra rằng, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một công cụ hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội. Tại diễn đàn “Bảo hiểm nông nghiệp: nhận diện thách thức, thúc đẩy tăng trưởng” diễn ra gần đây, ông Tăng Minh Lộc, Phó chủ tịch Hội khoa học phát triển nông nghiệp Việt Nam, cho biết một trong những nguyên tắc của BHNN là những người tham gia phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất đã được thống nhất, có như vậy thì khi gặp rủi ro do thiên tai mới được đền bù. Điều này vô hình trung bắt buộc người nông dân phải thực hiện đúng quy trình sản xuất, giúp cho sản xuất đảm bảo an toàn hơn, năng suất chất lượng hơn, giảm giá thành hơn, làm tăng thu nhập của nông dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của BHNN, trong giai đoạn 2011-2013, Chính phủ đã cho thí điểm BHNN theo Quyết định số 315 tại 20 tỉnh, với chín nhóm sản phẩm. Tháng 8-2014, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT tổng kết thí điểm và sau đó, tháng 9-2014, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến về việc tiếp tục triển khai BHNN. Thế nhưng từ thời điểm đó tới nay, việc thực hiện BHNN dường như vẫn “án binh bất động”.

Bà Hoàng Thị Tính, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), cho biết sau ba năm thực hiện Quyết định 315, doanh thu phí bảo hiểm đạt 394 tỉ đồng nhưng phải giải quyết bồi thường lên tới 713 tỉ đồng cho người mua bảo hiểm, trong đó chủ yếu là lĩnh vực thuỷ sản, lên tới 306% doanh thu.

“Mô hình triển khai thí điểm BHNN này khó nhân rộng ra toàn quốc, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm thủy hải sản, bảo hiểm vật nuôi”, bà Tính nói và giải thích, mức độ tổn thất hàng năm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất cao, ước tính 1,5-2% GDP. Rủi ro như vậy đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có mức vốn lớn và có rất đông người tham gia bảo hiểm để đảm bảo không bị lỗ trong kinh doanh.

Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia về quy mô và mức độ tổn thất lại không đầy đủ và chi tiết nên không có cơ sở định phí rủi ro phù hợp. Mô hình sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn phổ biến là quy mô nhỏ, manh mún, cách thức nuôi trồng không bài bản và không theo quy trình chuẩn, thiếu các giải pháp phòng vệ và quản lý rủi ro khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra.

Các doanh nghiệp bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm chưa có nhiều kinh nghiệm về BHNN ở Việt Nam, đặc biệt là khâu đánh giá rủi ro định phí bảo hiểm và giám định tổn thất… Cơ chế khuyến khích tham gia vào chương trình bảo hiểm nông nghiệp của khối ngân hàng còn thiếu, trong khi đây là chủ thể thực hiện các chương trình, chính sách lớn của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nên tiếp tục thí điểm

bảo hiểm thủy sản, bảo hiểm nông nghiệp, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm

Nuôi tôm tại trang trại tôm công nghệ cao Tập đoàn Việt-Úc. Ảnh chỉ có tính minh họa: Trung Chánh

Theo các chuyên gia, dù đã đạt được một số thành công nhưng Nghị quyết 315 còn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là tình trạng trục lợi. Điều này một phần là do thị trường có quá ít doanh nghiệp tham gia, chỉ có hai tập đoàn lớn là Bảo Việt và Bảo Minh. Bên cạnh đó, số nông dân tham gia chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo, tham gia với mục đích được hỗ trợ phí từ phía Nhà nước mà không xuất phát từ nhu cầu muốn giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất của mình.

“Đây không phải là thị trường bảo hiểm theo cơ chế thị trường với nhiều người bán và nhiều người mua”, ông Đặng Kim Khôi, chuyên gia Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) nói.

Ông Lộc của Hội khoa học phát triển nông nghiệp Việt Nam cho rằng cần tiếp tục thực hiện thí điểm, nhưng nên chọn đối tượng tham gia bảo hiểm. Thay vì trước đây chọn đối tượng nghèo và cận nghèo thì nay phải quan tâm nhiều hơn đến đối tượng có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và có nhu cầu tham gia bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như những hộ nông dân, chủ trang trại và doanh nghiệp làm nông nghiệp.

Ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài Chính cho hay, bộ đang xây dựng dự thảo nghị định về bảo hiểm nông nghiệp theo hai hướng. Thứ nhất là BHNN phải được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thoả thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.

Thứ hai là chính sách hỗ trợ BHNN được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an ninh xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững của Chính phủ.

Đồng thời, dự thảo nghị định xây dựng các quy định cụ thể về kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng chống gian lận bảo hiểm nhằm đảm bảo hai chính sách nêu trên được triển khai mạnh, bền vững và hiệu quả.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 12/01/2018
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 07:33 14/05/2025
• 07:33 14/05/2025
• 07:33 14/05/2025
• 07:33 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:33 14/05/2025
Some text some message..