Nuôi tôm thâm canh 1.600 ha với 2.303 hộ. Năng suất trung bình 5 tấn/ha/năm (tôm sú); 8 tấn/ha/năm (tôm chân trắng). Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao 5.025 ha với 5.088 hộ. Năng suất trung bình 20,5 tấn/ha/năm.
Hiện Cà Mau đứng thứ 2, sau Bạc Liêu, về nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ. Riêng đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh công nghệ cao, trong giai đoạn nuôi tôm hiện nay, khi dịch bệnh EHP, TPD, phân trắng… liên tục gây hại các vùng nuôi tôm trong điểm khu vực ĐBSCL, việc thả nuôi và nuôi tôm thành công, có hiệu quả, có lợi nhuận cao là một thách thức lớn. Dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan hầu hết tại các vùng nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước...
Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm trong khu vực, đắn đo, do dự, khi quyết định có nện tiếp tục thả nuôi hay dừng lại một thời gian? Mang trong mình bao nỗi lo đè nén như bao hộ nuôi tôm khác trong khu vực, càng áp lực và thách thức hơn, khi xung quanh giáp ao nhà, các hộ cùng thả nuôi lần lượt xả ao, thu non, bỏ ao trống… vì tôm nhiễm bệnh TPD, EHP, phân trắng.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, đã đôi lúc anh định dừng lại, nhưng kinh tế gia đình phụ thuộc vào ao tôm, giờ không nuôi tôm làm gì để sống? Bằng kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm, đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, anh Quỳnh Quốc Trung, thị trấn Rạch Gốc, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vẫn quyết định thả nuôi vụ nghịch đầy khó khăn, khi dịch bệnh đang bùng phát trong vùng và thêm một lần anh lại thành công.
Gặp anh tại nhà khi anh vừa thu tôm xong, chúng tôi có dịp trò chuyện, chia sẻ những khó khăn trong quá trình nuôi tôm mà anh đã đối diện, trải qua. Dù liên tục thành công qua nhiều vụ liên tiếp, nhưng khi chia sẻ với chúng tôi anh rất thận trong. Anh liên tục nhấn mạnh: nuôi tôm thẻ chân trắng càng ngày càng khó, cần phải cập nhật kỹ thuật mới, thay đổi tư duy cũ, chủ động kiểm soát từng công đoạn nuôi.
Việc chuẩn bị ao, nhất là ao ương và ao nuôi được anh chú tâm chuẩn bị kỹ. Ương giống với anh như đã thành điều kiện bắt buộc trước mỗi vụ tôm, thời gian ương 20 ngày, anh giải thích thêm lý do luôn ương đúng thời gian trên nhằm đảm bảo tôm cứng cáp, khi san, chuyển sẽ không hao, tôm không bị sốc, đảm bảo tỷ lệ sống. Thức ăn ương tôm anh luôn dùng 5G 45 đạm của công ty ANT để ương tôm, vì dùng thức ăn này gan, ruột, đẹp, tôm cứng cáp, đều cỡ. Khi san, chuyển tôm sang ao nuôi, thức ăn trong quá trình nuôi anh sài Saving 40 đạm của công ty ANT. Khi được hỏi tại sao sài thức ăn trên cho giai đoạn ương và nuôi tôm, anh lý giải, thức ăn này tôi trúng tôm nhiều vụ rồi, chi phí tiết kiệm, giá thành phù hợp, chấm mồi FCR chấp nhận. Anh nói thêm, trên thị trường nhiều công ty thức ăn cũng đạt được kết quả nuôi tốt, nhưng tôi ưu tiên thức ăn công ty nào ổn định chất lượng, nuôi tiết kiệm chi phí, lợi nhuận cao.
Đợt thả nuôi này, anh thà 400.000 con postlarvae, trên diện tích 1.200 m2, sau thời gian ương 20 ngày, anh san, chuyển tôm sang ao nuôi. Sau 91 ngày, anh thu hoạch được 6,3 tấn tôm.
Trong đó, anh tỉa lần 1: 1.3 tấn (56 ngày size 120.000 con/kg); tỉa lần 2: 1.5 tấn (86 ngày 40 con/kg); lên hết 3.6 tấn (91 ngày size 37 con/kg). Lượng thức ăn sử dụng 8,4 tấn, hệ số chuyển hoá thức ăn FCR: 1.3, tăng trưởng trung bình/ngày ADG: ≥ 30 gr. Giá bán tại thời điểm thu tôm, tại thị trường Rạch Gốc 120 con giá 82.000 đ; 40 con giá 137.000 đ; 37con giá 151.000 đ, anh thu lãi ≥ 415 triệu đồng.
Riêng về phòng bệnh, để tôm nuôi vượt qua, không gặp sự cố như những hộ nuôi xung quanh, theo anh cần chuẩn bị ao hồ kỹ trước mỗi vụ thả nuôi, diệt khuẩn, sát trùng nước kỹ, nuôi nước trước khi nuôi tôm. Nên chọn cơ sở cung cấp tôm giống uy tín, chọn tôm postlarvae 8 – 10, nên ương tôm trước khi thả nuôi. Chọn loại thức ăn chất lượng ổn định, cho ăn và điều chỉnh thức ăn theo nhu cầu và sức khoẻ hàng ngày của tôm. Nên cho tôm ăn vừa đủ lượng hoặc 80% so nhu cầu, tránh cho ăn dư thừa, mau dơ nước, tăng chấm mồi.
Sử dụng vi sinh, chủ động điều tiết chất lượng môi trường, giữ và ổn định tảo khuê trong suốt vụ nuôi. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất, trong quá trình nuôi, chăm sóc, quản lý đàn tôm nuôi mỗi ngày. Thức ăn luôn bổ xung men tiêu hoá, chất hộ trợ gan, đường ruột. Nuôi tôm hiện nay rất khó khăn, bệnh tôm đã kháng nhiều loại thuốc điều trị, nhiều loại bệnh mới xuất hiện, gây hại lớn. Mặt khác, khí hâu, thời tiết luôn biến động, đòi hỏi người nuôi phải chủ động phòng bệnh cho tôm là chính, đây là điều kiện cần và đủ để có một vụ tôm thành công, như ý, lợi nhuận cao.