Người dân phá bỏ cây mía

Thời điểm này những năm trước, Nhà máy Đường Phổ Phong đã thu mua mía cho người dân. Tuy nhiên, năm nay dù mía đã “chín” nhưng không có ai đến hỏi mua. Lo ngại sẽ trễ vụ trồng các loại cây khác, trong khi giá thu mua mía “quá bèo”, nên người dân chọn cách chặt bỏ cây mía để chuyển sang cây trồng khác.

Phá  bỏ mía
Không có người thu mua, nông dân hiện đang chặt bỏ mía.

Trắng tay

Những năm trước, xã Nghĩa Lâm được mệnh danh là “thủ phủ” của cây mía ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong đó có nhiều hộ dân khá lên nhờ mía. Thế nhưng, khoảng 3 năm trở lại đây, người dân địa phương đã dần quay lưng với cây trồng truyền thống này.

Không thể bám trụ với cây mía, chị Ao Thị Cam, thôn 1, xã Nghĩa Lâm đành ngậm ngùi phá bỏ 6 sào mía đã đến kỳ thu hoạch để tìm hướng đi mới. Chị Cam chia sẻ: “Mọi năm, tháng 11 là có người đến hỏi mua mía, vậy mà năm nay chờ mãi chẳng có ai đến hỏi, nên tôi chặt bỏ hết. Công sức cả năm coi như trắng tay. Hiện tôi đang dọn đất để chuẩn bị xuống giống cây mì”.

Còn với bà Tống Thị Hường, cả một năm tập trung tiền của, công chăm sóc gần 3 sào mía giờ cũng đành chặt bỏ cây, chỉ lấy ngọn về cho bò ăn. “Năm trước, gần 3 sào mía bán cũng được 2 triệu đồng. Dù giá có thấp nhưng cuối năm cũng có khoản tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Còn Tết năm nay, chẳng biết lấy tiền đâu mà sắm sửa”, bà Hường bày tỏ.

Không riêng gì gia đình chị Cam hay bà Hường, mà hàng chục hộ trồng mía trên địa bàn xã Nghĩa Lâm cũng phá bỏ mía. Bởi họ biết dù có để cũng chẳng ai mua, hoặc nếu có người mua thì tiền bán mía cũng không đủ để trả công thu hoạch.

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm Lê Văn Bảy cho biết: Theo chỉ tiêu cơ cấu cây trồng HĐND huyện giao, diện tích trồng mía trong năm 2018 - 2019 trên địa bàn xã Nghĩa Lâm là 56ha. Tuy nhiên, vì mấy năm nay giá mía liên tục giảm, nên diện tích cây mía đã giảm đáng kể. Hiện xã còn gần 10ha mía chưa thu hoạch, nhưng người dân vẫn chọn phương án phá bỏ để trồng cây hoa màu khác.

Nguy cơ “xóa sổ” cây mía

“Với giá mía như hiện nay thì cây mía sẽ bị xóa sổ rất dễ xảy ra. Bởi hiện nay, đa số các hộ dân trên địa bàn đều chuyển sang trồng đậu, mì. Trước tình hình trên, địa phương đã kiến nghị lên các cấp và ngành nông nghiệp cần có sự định hướng trong chuyển đổi cây trồng cho người nông dân”, ông Lê Văn Bảy cho biết.

Không chỉ xã Nghĩa Lâm, diện tích trồng mía ở nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đang dần bị thu hẹp. Thậm chí có địa phương, người nông dân đã đưa cây mía ra khỏi danh sách cây trồng của xã. Một số diện tích còn lại nằm trong diện trồng một năm để gốc 3 năm, chứ người dân không trồng mới.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quy hoạch vùng chuyên canh cây mía tập trung đến năm 2025 với 4.400ha. Tuy nhiên, trước tình cảnh khủng hoảng của ngành mía đường chưa có giải pháp khắc phục, khiến sản phẩm làm ra của người nông dân không có nơi tiêu thụ như hiện nay, thì việc đạt diện tích mía theo quy hoạch của tỉnh sẽ hết sức khó khăn.

Hà Tĩnh
Đăng ngày 06/01/2020
Hồng Hoa
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 09:53 14/05/2025
• 09:53 14/05/2025
• 09:53 14/05/2025
• 09:53 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:53 14/05/2025
Some text some message..