Cá đặc sản chết trắng lồng, ngư dân lâm cảnh nợ nần

Chỉ trong vài giờ, hàng chục tấn cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá hồng mỹ, cá mú... của ngư dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) chết trắng lồng khiến bà con hoang mang, nhiều gia đình bỗng chốc lâm cảnh nợ nần chồng chất.

cá chết
Chỉ trong vài giờ, hàng chục tấn cá đặc sản có giá trị kinh tế cao của ngư dân xã Hải Thanh và Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chết nổi trắng lồng. Ảnh: Lê Hoàng

 Vài ngày sau sự cố cá lồng chết hàng loạt, nhiều ngư dân xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhiều người tiếc của ngồi thất thần bên con đê biển và phía các chòi canh lồng cá.

Theo phản ánh của các hộ dân nuôi cá lồng đặc sản trên sông Kênh Than (thuộc xã Hải Thanh), sau trận mưa lớn đêm 23, rạng sáng 24/7, gần như toàn bộ số cá bà con nuôi trong lồng bị chết sạch. Hàng trăm ô nuôi, ước tính cả trăm tấn cá chỉ còn vài con thưa thớt.

Mắt ngấn lệ, bà Đặng Thị Hải (51 tuổi, xã Hải Thanh) cho biết, gia đình bà là một trong số hộ bị thiệt hại nặng nhất với tổng số tiền gần một tỷ đồng. Trước ngày gặp biến cố, gia đình bà nuôi 4 tấn cá vược thành phẩm (giá bán trên thị trường 120 nghìn đồng/kg), 3 tấn cá hồng mỹ thương phẩm (giá bán 90 nghìn đồng/kg). Ngoài ra, bà mới mua thêm 17 nghìn con cá vược giống nhưng cũng bị chết 100% sau buổi sáng ngày 24/7.

Để có tiền đầu tư nuôi cá, gia đình bà Hải đã cầm cố tài sản, nhà cửa vay mượn ngân hàng và hàng xóm. “Mới hôm nào, nhìn lồng cá xôm tụ, mọi người đều hy vọng năm nay trúng vụ sẽ có tiền trang trải nợ nần. Ai ngờ giờ chẳng còn sót một con. Cả tỷ đồng của gia đình đội nón ra đi, giờ chẳng biết tìm đâu ra tiền để vực lại kinh tế và lo trả nợ”, bà Hải nghẹn ngào nói.

Còn anh Nguyễn Văn Quân (25 tuổi, cùng xã Hải Thanh) cho biết, anh là người đầu tiên nuôi cá lồng trên sông Kênh Than. Trước khi nuôi thả, anh đã đi nhiều nơi tìm hiểu kỹ về nguồn nước, kỹ thuật nuôi trồng… Trong hai năm đầu, cá tăng trưởng tốt và cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm sau khi trừ đi các khoản chi phí. Thấy làm ăn khấm khá, vụ thả đầu năm 2013 anh huy động vốn thả khoảng 20 nghìn con giống cá hồng mỹ, 4 tấn cá vược thương phẩm, 4 tạ cá mú...

người nuôi cá
Bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất khiến bà Đặng Thị Hải và nhiều ngư dân hoang mang lo lắng. Ảnh: Lê Hoàng

 “Chỉ trong 2 giờ sáng 24/7, hàng loạt cá trong lồng ngóc đầu và ngoi lên mặt nước. Phát hiện điều bất thường, mọi người dùng nhiều biện pháp như sục khí ôxy, kéo giãn mật độ lồng nuôi nhưng không có kết quả. Hàng chục hộ dân nhìn cá chết mà bất lực...”, anh Quân kể và cho biết, dự kiến mức thiệt hại của gia đình khoảng 800 triệu đồng.

Khó khăn nhất là gia đình chị Bùi Thị Hà (26 tuổi, xã Hải Thanh). Vợ chồng trẻ mới cưới nhau ít năm, muốn có tiền xây cất nhà cửa nên năm 2012 anh chị bàn nhau vay vốn đóng lồng thả cá theo bà con trong làng. 5 tấn cá vược thương phẩm của gia đình chị Hà chuẩn bị cho thu hoạch bỗng lăn ra chết khiến người phụ nữ không thể gượng dậy.

“Mấy trăm nghìn cá chuẩn bị cho thu hoạch, gia đình định cố thêm vài tháng nữa sẽ kêu thương lái đến xuất bán lấy tiền trả nợ và dựng căn nhà nhỏ làm chốn nương thân, ai ngờ giờ tay trắng”, chị Hà chua xót.

Theo các hộ nuôi, việc cá trong lồng chết hàng loạt là do một số doanh nghiệp, hộ cá thể có xưởng hấp, chế biến và xay xát bột cá làm thức ăn gia súc nằm trong ở xã Hải Thanh xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông.

“Sáng hôm đó, dòng nước Kênh Than đen kịt, bốc mùi hôi thối bất thường. Chúng tôi nghi ngờ đêm đó lợi dụng lúc nước sông lên cao, các cơ sở chế biến cá đồng loạt xả thải khiến cá không có khí thở và nhiễm hóa chất độc”, anh Trần Bá Biên, chủ một hộ nuôi cá nói. Cũng theo anh Biên, không chỉ cá trong lồng mà nhiều loại tôm cá sinh sống tự nhiên trên sông cũng bị chết.

 Chiều 26/7, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Viết Xuân, Phó chủ tịch UBND xã Hải Thanh cho biết, xã đã nắm bắt được sự việc và đang hướng dẫn người dân làm tường trình. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại khá lớn lên đến hàng chục tỷ đồng nên địa phương chưa có hướng giải quyết cụ thể.

“Chưa thể khẳng định được cá chết là do giống, ô nhiễm nguồn nước hay nguyên nhân gì”, ông Xuân nói và xác nhận, phía trên khu vực nuôi cá của các hộ dân có nhiều cơ sở chế biến, sản xuất bột cá hoạt động nhiều năm nay. Mỗi ngày những cơ sở này thải ra sông hàng chục m3 nước thải.

Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp chế biến bột cá lại phủ nhận nguyên nhân nước thải của họ làm cá chết. “Có thể dòng sông bị ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất... tồn đọng nhiều tháng nay nên sau trận mưa tuồn xuống hạ lưu”, ông Nguyễn Thanh Châu, Phó giám đốc công ty TNHH Châu Tuấn nhận định.

Một nguyên nhân khác, theo ông Châu, rạng sáng hôm đó, phía công ty thủy nông đồng loạt mở 3 cống xả nước xuống hạ nguồn Kênh Than nên có thể hàm lượng nước ngọt quá lớn khiến cá không thích nghi nên bị chết.

VNExpress
Đăng ngày 30/07/2013
Lê Hoàng
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 07:35 14/05/2025
• 07:35 14/05/2025
• 07:35 14/05/2025
• 07:35 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:35 14/05/2025
Some text some message..